Tuesday, October 19, 2004

 

Rắc rối lớn

Một đôi vợ chồng nọ có hai đứa con trai 8 và 10 tuổi vô cùng nghịch ngợm. Chúng luôn gặp rắc rối và bố mẹ chúng biết rằng nếu có một trò tai quái nào xảy ra trong thị trấn thì hầu như chắc chắn lũ con trai của họ có dính líu vào.

Bà mẹ nghe nói rằng một mục sư trong thị trấn rất thành công trong việc rèn luyện trẻ con, cho nên bà ngỏ ý nếu ông ta có thể nói chuyện với các cậu bé. Mục sư đồng ý nhưng nói rằng ông muốn gặp từng đứa một. Vì vậy bà mẹ đưa đứa 8 tuổi đến vào buổi sáng.

Mục sư là một người to lớn với tiếng nói oang oang, bảo cậu bé ngồi xuống và lạnh lùng hỏi:

Miệng cậu bé há ra, nhưng cậu ta không đáp lại, ngồi đó với đôi mắt mở to. Mục sư lặp lại câu hỏi với một giọng lạnh lùng hơn:

- Chúa ở đâu!!?

Một lần nữa cậu bé không hề trả lời. Và thế là mục sư cao giọng hơn nữa, chỉ ngón tay vào mặt cậu bé:

- Chúa ở đâu?

Cậu bé la toáng lên, lao ra khỏi phòng, chạy một mạch về nhà, chui vào nhà vệ sinh và đóng sầm cửa lại. Khi thằng anh lớn tìm thấy nó, cậu ta liền hỏi:

- Có chuyện gì vậy?

Cậu em thở hổn hển đáp:

- Lần này chúng ta gặp rồi, anh ạ. Chúa bị mất tích và họ nghĩ chúng ta là thủ phạm!


 

"Chợ gái" Việt Nam ở Hà Khẩu

Tầng 1 bày bán nhan nhản những đao kiếm, mã tấu, búa, bát xà mâu... sắc lẹm. Trên hành lang tầng hai, tầng ba, một loạt giai nhân ăn mặc "nồng nàn", lăm lăm đánh đu cổ khách, kéo họ vào phòng.

Soạn: AM 173663 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Một góc chợ người biên ải TQ
Người dẫn đường cho tôi sang Trung Quốc tên Phạm Văn B. hành nghề xe ôm ở Lào Cai đã mấy năm, hắn biết tiếng Trung, cả một ít tiếng Anh nên kiêm luôn nghề hướng dẫn viên du lịch Hà Khẩu. Một chiếc xe buýt điện Trung Quốc đưa tôi tới trung tâm biên mậu Việt-Trung. Đây là ngôi chợ do một công ty Trung Quốc xây dựng và cho thuê. Người Việt Nam sang đây bán nón lá, hàng mây tre, áo quần và làm đủ loại dịch vụ.

Tôi kinh ngạc khi thấy ở đây bày bán nhan nhản những đao kiếm, mã tấu, búa, bát xà mâu... bằng thép thật, sáng loáng, sắc lẹm. Các bà chủ người Hoa có, người Việt có đon đả mời mua, họ hứa mang hộ về đến Việt Nam an toàn mới lấy tiền(!?). Thấy tôi say sưa chụp ảnh gươm đao, B. rỉ tai: "Tầng trên mới đã!". Ngẩng mặt nhìn lên, hành lang tầng hai, tầng ba là một loạt giai nhân xếp thành hàng bên bao lơn. Cô nào cũng ăn mặc rất "nồng nàn": áo khoét cổ rõ sâu, váy một mẩu cũn cỡn. Đó chính là "chợ người" Việt Nam ở Hà Khẩu nổi tiếng bấy lâu nay!

Trấn ngay đầu cầu thang là bốn năm cô áo dây lộ một nửa ngực. Các cô bỏ qua cậu xe ôm quen mặt, xáp vào ôm tôi chặt cứng. Một cô áo đỏ tên Hiền gỡ chiếc bút bi ném vào buồng. "Lên đi anh, chơi một cái cho sướng đời, mấy khi được ra nước ngoài mà chơi đâu! Yên tâm, đây không có công an, không có gì hết, chỉ chúng em với anh thôi!". Rồi cô "tiếp thị" bằng một loạt hành vi và những lời tục tĩu... Tò mò và cũng vì không thể thoát ra được bốn năm cô bao vây tứ phía, tôi tiến luôn vào phòng, vờ ngắm nghía "cơ sở vật chất" của các cô ra vẻ sành điệu. Chiếc gương to gắn trên tường, dưới là một chiếc kệ nhỏ bày vài món đồ làm người ta có cảm giác nơi đây từng được đăng ký kinh doanh nghề gội đầu cắt tóc. Nhưng, một rổ bao cao su đã phủ nhận điều ấy. Để ở nơi dễ thấy nhất, chiếc rổ đan bằng mây chứa đến trăm chiếc OK đỏ chói!

Căn phòng chừng 25 mét vuông, cao khoảng ba mét được thiết kế làm gian hàng với cửa cuốn và một toilet ở phía sau. Nhưng những bà chủ kinh doanh món hàng tươi sống đã cải tạo để khép kín một quy trình vui vẻ: một phòng bên nhà vệ sinh, trên là hai phòng gác lửng, lên bằng thang sắt gắn vào tường. Vờ xem xét chiếc ti vi Trung Quốc đang có phim, tôi tắt volume và nghe thấy tiếng động của một "cuộc chiến" phát ra từ căn gác nhỏ như hộp diêm ghép bằng gỗ dán tạm bợ. Hiền bật to lên: "Anh này lạ nhỉ, để cho người ta tự nhiên! Khi anh vui vẻ thì có ai phá đám thế không". Tôi vờ giận dỗi: "Thế thì anh xin lỗi, cho anh xin cái bút, anh đi đây". Hiền dang tay: "Đi là đi thế nào! Vào đây là phải chơi, không chơi đến đây làm gì, anh bỏ đi là anh khinh chúng em, “dông” chúng em cả tháng". Tôi xuống nước: "Thôi, anh xin, anh chơi rồi, không còn sức nữa".

Cuộc tranh cãi sẽ tiếp diễn nếu như không có bốn năm ông khách Trung Quốc ngơ ngác từ tầng một đi lên. Các cô buông tôi và ôm chầm lấy họ, đẩy vào phòng. Thừa cơ, tôi xốc lại áo quần, đi thẳng. Dãy hành lang thăm thẳm những thân thể đàn bà ngả ngớn bên lối đi. Các cô chĩa vào tôi những cái nhìn dò xét... Những tưởng đã yên thân, cuối cùng tôi lại bị “túm cổ” bởi một cô áo đen trạc tuổi ba mươi có vẻ như một "má mì". Và câu chuyện diễn ra sau đó cũng tương tự như kiểu "cơm tù" - từng là nỗi kinh hãi cho hành khách trên các nẻo đường miền Trung Việt Nam.

Soạn: AM 173661 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Khách bị tóm chặt, đẩy vào "tù"

Kéo xoẹt tấm ri-đô, "má mì" hãnh diện chỉ vào một cô bé có mái tóc dài, mắt một mí và thân hình khá đẹp: "Trông này, hàng nhà em ngon chưa, sinh năm 87 nhé, mới đi làm được mười bốn ngày. Anh chơi đi, gái nhà lành nguyên chất đấy!". Tôi rặn ra một nụ cười ngớ ngẩn. "Má mì" tiếp: "Anh không tin à, xem này, đẹp không?". Bàn tay phũ phàng của cô ta thọc ngay vào ngực áo cô gái... "Anh thấy chưa, nguyên cả tem bảo hành nhé". Bổn cũ soạn lại, tôi từ chối, ả chủ lầu xanh chẳng nói chẳng rằng giật phăng chiếc kính cận 3 độ của tôi ném tọt vào một trong ba căn phòng, cửa xoay bập khóa đánh tách! May sao, chiếc máy ảnh, tài sản lớn nhất đã được tôi đeo chéo qua vai. Từ nài nỉ, cô ta chuyển giọng rất nhanh, tay băm băm chặt chặt trước mặt tôi: "Anh vào hàng người ta, ngồi đến nửa tiếng... mà lại định chạy làng à? Anh mà chạy thì có đầu gấu nó xử lý. Anh phải trả em 60 nghìn thì mới được ra khỏi cửa". Tôi hơi hoảng vì ngoài hành lang đã thập thò mấy gã đầu trọc, béo núc, mình xăm trổ chằng chịt. Đã định móc ví đưa ít tiền rồi chạy tháo thân, thì "má mì" tiếp: "Em không ngờ, trông anh cũng lịch sự như... nhà báo mà không bằng mấy thằng cửu vạn!". Chỉ chờ có thế, tôi chìa ra tấm danh thiếp... Cô ta sầm mặt, quát cô gái: "Nguyệt, mày đốt vía cho tao". Ngọn lửa từ tờ báo bùng lên, và tôi đi ra trong sự tức tối của "má mì".

Đi lên tầng ba, tôi thấy một bản thông báo bằng tiếng Việt của Công ty TNHH Biên mậu Hà Khẩu dán đầu hành lang: "Không được lôi kéo khách, các chủ hàng phải thể hiện thái độ văn minh, lịch sự...". Nhưng khi tôi chưa kịp đọc hết bản thông báo dài gần hai trang A3 thì một toán khách đàn ông lại đi lên, các cô gái lại lao ra đánh đu vào cổ họ và dìu về phòng. Thật khôi hài, lẫn trong những "lầu hoa" là một gian phòng nhỏ có tấm bảng ghi bằng tiếng Việt "Khám-chữa bệnh phụ khoa" đỏ chói.

Từ trên cao nhìn xuống, tôi đếm sơ khu chợ người. Có khoảng hơn bốn chục gian "hàng" kéo ri-đô ngoài cửa như thế. Mỗi gian khoảng 4-5 năm "nhân viên", tổng cộng cả khu khoảng 200 gái mại dâm Việt Nam đang hành nghề. Giá một lần tiếp khách là 80 - 100 nghìn đồng. Bà Lan - một người Lào Cai bán hàng ngoài cổng chợ nói: "Bây giờ đã đỡ nhiều lắm, trước đây, gái xuống tận tầng một mời mọc, giằng cả túi xách mang lên, không chơi họ không chịu trả, xấu hổ và nhục nhã lắm!".

Hiền, Nguyệt, Huê... các cô là ai, quê quán ở đâu, hoàn cảnh xô dạt thế nào mà phải ra nước ngoài bán thân? Cậu xe ôm tên B. nói rằng ở đây có rất nhiều cô là người xã T. có nghề buôn bán gia súc ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ở đâu thì cũng là người Việt Nam. Chứng kiến cảnh các cô hành nghề trên đất khách, thật đau lòng và hổ thẹn!

(TN)


 

Cái nút áo

Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi. Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói : "Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen M". Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mĩm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức. Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa. Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem.

Anh thân mến !
Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh.
Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể.

Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh.
Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn : "Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được".
Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình : "Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút !". Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc Anh luôn vui vẻ và thành đạt.

Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây :

Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết.
Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say.

Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục. Ngẫm chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện Irak, chuyện Seagames, ...
Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân kg bán được hông con?

Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3
Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2g rồi mà phòng nó vắng tanh

Em thấy anh sau một ngày làm mệt mõi, về nhà bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng cẳng chẳng muộn phiền.
Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa.

Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb
Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa.

Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng được tình thương của người mẹ.
Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh !

Em thấy anh chuyện làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.
Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao.

*******
Rất cảm ơn Lê Thị thu Nga đã gởi bài này. Nó thật ý nghĩa.


This page is powered by Blogger. Isn't yours?